Slide # 1

Nhà cung ứng UPS Việt Nam

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn! Read More

Slide # 2

Nhà cung ứng UPS Việt Nam

Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An - Điện thoại: 0945.872.668 hoặc 0967.36.37.99 Read More

Slide # 3

Nhà cung ứng UPS Việt Nam

Mail: phucvumientrung@gmail.com - Website: www.phucvu.vn Read More

Slide # 5

Nhà cung ứng UPS Việt Nam

Far far away, behind the word mountains, far from the countries Vokalia and Consonantia, there live the blind texts Read More

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

I. QUY TRÌNH SƠN NHÀ
1. Một số hiểu biết về sơn
Sơn là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vật chất. Hỗn hợ được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo tính chất của mỗi loại sản phẩm.
1.1. Cấu tạo của sơn: Sơn gồm 4 thành phần chính
- Chất tạo màng: Là vật liệu tạo màng liên tục kết dính với nền làm cho bề mặt nền được bao phủ, kết nối với nhau và kết nối với các chất khác có trong thành phần để tạo ra màng có độ rắn chắc thỏa đáng.
- Cấu tử bay hơi: Là chất lỏng (nước hoặc dung môi hữu cơ) hòa tan chất tạo màng tạo ra môi trường lỏng đủ để tạo màng và bay hơi trong và sau khi tạo màng.
- Bột màu: Là những hạt rắn, mịn không hòa tan và phân tán đều trong chất tạo màng và còn lại trong màng phủ sau khi tạo màng. Bột màu tạo độ đục, cải thiện tính năng của màng phủ.
- Phụ gia: Là những vật liệu để biến đổi những đặc tính của màng phủ. Phụ gia và bột màu có tác dụng làm thay đổi độ nhớt, chống mốc, bám bẩn.
1.2. Sơn nhà có tác dụng gì?
Sơn là vật liệu rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Các công trình kiến trúc, thiết bị máy móc, các phương tiện giao thông như ô tô, máy bay, tàu thuyền xe máy,.. các vật liệu trong nhà, đồ chơi trẻ em đều dùng đến sơn. Sơn được dùng rộng rãi để bảo vệ và trang trí bề mặt của kim loại, gỗ, giấy, da, vải, cao su, chất dẻo...Sơn chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Có rất nhiều loại sơn, tác dụng cũng khác nhau, nhữngng tác dụng chủ yếu của sơn là:
- Trang trí bề mặt
Khi bề mặt sản phẩm được phủ lớp sơn , đặc biệt là sơn mỹ thuật thì màng sơn rất bóng đẹp, có thể tạo ra nhiều màu tuỳ ý, làm thay đổi cảnh quan, đẹp, dễ chịu, thoải mái.
- Bảo vệ bề mặt.
Điều quan trọng nhất của sơn là bảo vệ bề mặt sản phẩn (đặc biệt là kim loại)
Màng sơn mỏng hình thành trên bề mặt chi tiết cách ly với môi trường như nước, không khí, ánh sáng mặt trời và môi trường ăn mòn (như muối , kềm, axit...) bảo vệ được sản phẩm không bị ăn mòn. Nếu như bề mặt có lớp màng cứng, có thể làm giảm sự va đập, ma sát do đó sơn còn tác dụng bảo vệ cơ khí.
Sơn nhà từ lâu đã là nhu cầu tất yếu của bất cứ gia đình khi mà ngôi nhà của mình xuống cấp, hay ngôi nhà mới xây, đó là sản phẩm vào thời điểm hiện tại không có vật liệu nào có thể thay thế được.
         Đối với nhưng căn nhà mới xây các gia đình thường thuê đơn vị thi công xây dựng nhà cho mình đảm nhiệm luôn công việc sơn nhà, Tuy nhiên đối với những nhà cần sửa chữa một số ít công việc bạn cần phải tìm đến dịch vụ sơn nhà chuyên nghiệp
Chúng tôi là đơn vị chuyên thi công sơn nhà, sơn văn phòng, nội thất, ngoại thất, thiết kế - kết cấu thi công xây dựng sửa chữa nhà cửa. Chúng tôi tự hào đem đến cho quý khách hàng một dịch vụ sơn nhà tốt nhất, hoàn hảo nhất cả về chất lượng công trình và chất lượng dịch vụ.
2. Bảng giá thi công sơn nhà
Stt
Thi công sơn
Chi phí
(vnđ/m2)
1
Bả 2 lớp + Lăn 3 lần trong nhà (1 lớp lót, 2 lớp phủ)
28.000
2
Bả 2 lớp + Lăn 2 lần trong nhà
24.000
3
Bả 2 lớp + Lăn 3 lần ngoài trời (1 lót kiềm, 2 lớp phủ)
35.000
4
Lăn chống thấm ngoài trời
35.000
5
Trong nhà: Bả 2 lớp, 1 lớp lót, 2 lớp phủ Maxilite A901
45.000
6
Trong nhà: Bả 2 lớp, 1 lớp lót, 2 lớp phủ Dulux 5in1
55.000
7
Ngoài trời: Bả 2 lớp, 1 lớp lót kiềm, 2 lớp phủ Maxilite A919
48.000
8
Ngoài trời: Bả 2 lớp, 1 lót, 2 lớp phủ Dulux BJ8
65.000

3. Kỹ thuật thi công sơn nhà
thi cong son nuoc

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt 
1. Với bề mặt tường mới:
- Với bề mặt tường mới xây, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng.
- Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột matit hay sơn phủ.
- Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn
- Trước khi tiến hành công đoạn trét bột, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch.
2. Với bề mặt tường cũ:
- Với bề mặt tường cũ, cần làm sạch các loại nấm mốc, lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi và các tạp chất cũ hay bột cũ.
- Bên cạnh đó, cạo bỏ toàn bộ lớp sơn các lớp này đã mất độ bám dính.
- Sau đó rửa sạch tường bằng nước sạch và để khô trước khi bước vào thực hiện thi công sơn.

Bước 2: Trét ma tít
1. Trét lớp 1:
- Dùng một trong các loại bột trét (đã được trộn và đóng bao, thùng ở dạng bột). Trộn bột với nước theo tỉ lệ thích hợp. Khuấy trộn thật đều cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo.
- Trét lớp 1 lên tường bằng dụng cụ thích hợp, sau đó để khô 1-2 giờ và dùng giấy nhám làm phẳng bề mặt.
(lưu ý thi công trét bột sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h)
2. Trét lớp 2: (Cần làm sạch các hạt bụi bột để lớp bột sau bám tốt hơn)
- Trộn đều bột với nước như ở lớp 1. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít).
- Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã trét bột.
- Bột sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã trét bột.
- Để khô bề mặt tường đã trét bột sau 24 giờ và tiến hành sơn.
quy trinh thi cong son nuoc

Bước 3: Sơn lót
- Dùng Rulo hay máy phun thông thường sơn một lớp sơn lót chống thấm và chống kiềm.
- Sơn một lớp sơn ướt với độ dày vừa phải.
- Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi thích hợp theo thể tích trong quá trình thi công.
- Sơn cách lớp sau 1 đến 2 giờ (tuỳ vào nhiệt độ)
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp.

Bước 4: Sơn phủ hoàn thiện
Dùng Rulo hay máy phun thông thường sơn tối thiểu 2 lớp sơn màu, sau đó sơn phủ bảo vệ màu lựa chọn:
- Có thể pha thêm tối đa 10% (nước sạch) theo thể tích trong quá trình thi công.
- Các lớp sau cách nhau từ 2-3 giờ.
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng nước sạch.
* Những chú ý khi thi công sơn.
- Đặt thùng sơn ở vị trí an toàn, cẩn thận khi vận chuyển. Trong trường hợp bị đổ sơn, thu gom lại bằng đất và cát.đậy chặt nắp.
- Mang khẩu trang thích hợp trong lúc chà nhám hay lăn sơn.
- Đảm bảo thông thoáng tốt khi thi công sơn.
- Tránh hít bụi sơn. Trong trường hợp thi công không đủ thông thoáng, phải mang thiết bị trợ khí.
- Khi sơn nên mang kính bảo hộ (bảo vệ mắt). Khi mắt bị dính sơn nên rửa với thật nhiều nước sạch và đi đến bác sĩ kiểm tra.
- Dùng xà phòng và nước sạch để rửa sạch các vết sơn bám trên da.
- Không được đổ sơn vào cống rãnh hay nguồn nước. Xử lý sơn thải theo đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
- Bảo quản sơn ở những nơi khô ráo và thoáng mát
Thi công sơn nước là một quá trình khi nhìn thì dễ nhưng khi bước vào thực hiện lại không hề đơn giản, nó yêu cầu một tay nghề cao, một con mắt thẫm mỹ mới có thể tạo ra đươc những bức tường hoàn hảo, một căn nhà đẹp.
3. Một số lưu ý khi thi công sơn nhà
a. Chuẩn bị không gian
Việc dành quá nhiều thời gian và công sức sơn sửa một thứ gì đó quả thật vô cùng chán nản dù chỉ là nhìn thấy một mặt dưới đồ vật hay góc khuất của phòng không hoàn hảo. Bạn cũng sẽ chẳng thích thú khi mất vài giờ để sơn, sau đó lại thêm một khoảng thời gian không nhỏ để dọn dẹp sạch sẽ. Vì thế, bạn nên đảm bảo rằng mình luôn:
- Có ánh sáng tốt trong khu vực sơn sửa.
- Di chuyển hoặc che phủ tất cả đồ đạc và sàn nhà. Vá và làm mịn các lỗ đinh, mảng vữa vỡ trên bề mặt cần sơn.
- Lau chùi cẩn thận các bề mặt cần sơn.
- Cất gọn các công tắc điện rời và che kín ổ cắm trên tường.
b. Chọn màu sơn đúng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sơn, tất cả đều hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những kết quả tuyệt vời. Đầu tiên, việc quan trọng là phải chọn đúng sơn trong nhà cho các bề mặt bên trong và sơn ngoài trời cho các mặt bên ngoài. Sơn bên trong khô nhanh và ít bị để lại dấu vết do tác động môi trường hơn sơn ngoài trời.
c. Quyết định độ bóng nào bạn cần
Có 5 mức độ bóng của sơn bên trong.
- Sơn bóng tồn tại trên các khu vực đòi hỏi sự lau chùi sạch sẽ thường xuyên như bếp, phòng tắm và tường.
- Sơn có độ bóng trung bình thì bền hơn nhưng ít sáng.
- Sơn mịn dễ lau chùi nhưng độ bóng thấp.
- Đối với những bức tường trong phòng ngủ, phòng khách và phòng sinh hoạt gia đình, sơn sần như vỏ trứng là một sự lựa chọn tốt, với độ bóng hiếm khi nhận thấy một cách rõ rệt.
- Sơn mịn hầu như không có chất lượng phản chiếu là loại lý tưởng cho các mặt tường và trần không cần tuân theo yêu cầu nào.
d. Ghé thăm các cửa hàng sơn
Cùng với sự phối hợp màu sắc, kết cấu và tình trạng sinh hoạt của khu vực cần sơn, bạn nên ghé thăm các cửa hàng sơn hay trung tâm nội thất gia đình. Chọn những mẫu màu sơn bạn cho là phù hợp với những gì bạn nghĩ trong đầu nhưng chớ mua ngay. Bạn hãy nói với người bán hàng về công việc bạn cần làm và nhờ họ tư vấn nên mua loại sản phẩm và độ bóng hợp lý với yêu cầu của bạn.
e. Kiểm tra tất cả các kiểu ánh sáng
Việc quan sát mẫu sơn ở tất cả các loại ánh sáng ban ngày và ban đêm là vô cùng cần thiết. Màu xanh chuẩn có thể hoàn toàn khác hẳn trong phòng ngủ khi bật đèn. Bạn nên tìm sắc độ phù hợp cho thời điểm bạn sinh hoạt trong phòng nhiều nhất. Nếu bạn đi làm cả ngày ở ngoài thì nên chọn màu sơn thích hợp nhất với ánh sáng ảo.
f. Cần mua bao nhiêu sơn
Trên tất cả các thùng sơn đều ghi đầy đủ thông tin bạn cần biết dưới điều kiện bình thường. Bạn chỉ cần đo kích cỡ căn phòng, đếm các cửa sổ và cửa ra vào cần sơn, người bán hàng sẽ tính ngay cho bạn lượng sơn cần mua hoặc tham khảo trên Internet cách tính lượng chính xác. Không nên mua ít hơn lượng đã tính vì bạn sẽ cần dư một chút sơn để vá những vết va chạm sau khi sơn.
g. Chọn lựa chổi sơn
Tường và trần có thể phun sơn tuy nhiên việc này khó đối với những người mới vào nghề. Còn dùng chổi quét hoặc chổi lăn thì tốc độ sẽ chậm hơn.
- Nếu bạn chỉ cần sơn mỏng thì nên dùng chổi quét.
- Chổi lăn bằng bọt biển khi sơn trên các mặt bằng phẳng sẽ mang lại độ mịn và dễ sử dụng.
- Bàn chổi sơn bằng bông mềm rất phổ biến vì chúng giữ được rất nhiều sơn và nhanh chóng làm nhẵn nhụi bề mặt tường.
h. Dành đủ thời gian
Việc sơn một căn phòng nhỏ hay một chiếc ghế nghe có vẻ không mất nhiều thời gian. Trừ phi bạn đã từng có kinh nghiệm sơn, bạn nên phân phối nhiều thời gian hơn bạn nghĩ sẽ đủ cho công việc bạn định làm một chút. Bạn sẽ cảm thấy không hài lòng với bản thân nếu phải dừng công việc giữa chừng vứt bỏ mọi thứ và lau chùi đồ vật rồi chỉ quay lại công việc vào những ngày tiếp theo. Bạn nên cho mình thời hạn “xông xênh” hơn chút để không phải vội vã và có thời gian tận hưởng thành quả lao động cuối cùng.
4. Những lỗi kỹ thuật khi thi công sơn nhà cần tránh
4.1 – Những lỗi kỹ thuật thường xảy ra đối với sơn nước:
a. Màng sơn bị rỗ: 
Hiện tượng: Trên bề mặt màng sơn có những hạt hoặc rỗ
Nguyên nhân:
+ Trường hợp có lẫn hạt:
Do có lẫn những vẩy hoặc những mẩu sơn khô. Vì các nguyên nhân sau:
- Sơn bị khô trên thành vật chứa sơn khi thi công hay do bụi bẩn bắn vào.
- Sau khi thi công lần trước không rửa thật sạch dụng cụ thi công, để các vảy sơn sót lại.
- Vệ sinh bề mặt không kỹ, để lại trên bề mặt nhiều bụi (sau khi xả nhám lớp mastic).
+Trường hợp có lỗ:
- Do pha sơn quá loãng đã tạo ra nhiều bọt khí. Khi thi công thì bọt khí hiện diện trên màng sơn. Khi khô
vỡ ra tạo thành lỗ.
- Nếu là sơn dung môi – sơn dầu -thì do xử lý bề mặt cần sơn không kỹ.

b. Màng sơn bị nhăn: 
Hiện tượng: Sau khi khô màng sơn bị nhăn nheo, sần sùi,không mượt, phẳng.
Nguyên nhân:
- Con lăn (roller) không thích hợp: Con lăn có lông quá dài sẽ tạo nên bề mặt có vân lớn, sần sùi.
- Sơn dày quá hoặc sơn không đều, chỗ dày, chỗ mỏng làm cho sơn không khô cùng lúc. Bề mặt bên ngoài
khô trước, lớp bên trong vẫn chưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn.
- Sơn dưới trời nắng gắt, lớp ngoài bị khô quá nhanh,lớp bên trongchưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn.
- Sơn xong gặp trời lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột cũng làm cho lớp trong khô chậm và lớp ngoài khô nhanh.
c. Màu sơn không đồng nhất:
Hiện tượng: Khi chỉ dùng một loại sơn màu nhưng không đều màu
Nguyên nhân: – Do không khuấy đều thùng sơn trước khi lăn.
- Thợ thi công không đều tay.
- Dụng cụ thi công khác nhau.
- Dặm vá không khéo léo.
- Mỗi lần thi công, sơn được pha loãng với tỷ lệ khác nhau.
d. Sự phấn hóa: 
Hiện tượng: Bề mặt màng sơn có bột trắng (dạng phấn)
Nguyên nhân: – Dùng loại sơn rẻ tiền, tỷ lệ chất độn / chất tạo màng cao.
- Tia tử ngoại và thời tiết ảnh hưởng xấu đến màng sơn.
- Do pha sơn quá loãng làm giảm độ độ kết dính của sơn.
e. Màng sơn bị phồng rộp:
Hiện tượng: Sau khi khô, hình thành túi (bóng) khí trong màng sơn.
Nguyên nhân: – Do bề mặt cần sơn thường xuyên bị ẩm ướt
- Do thi công trên bề mặt quá ẩm.
- Điều kiện thi công không đảm bảo: nhiệt độ thấp, thời tiết quá ẩm ướt.
- Thời gian sơn cách lớp quá ngắn.
- Đối với sơn dung môi: Do nhiệt độ quá cao dung môi bay hơi nhanh nên màng sơn chưa liên kết.
f. Màng sơn bị bong tróc 
Hiện tượng: Sau khi khô, màng sơn bị bong tróc. Có hai hiện tượng:
* Tróc toàn bộ lớp màng.
* Tróc 1 hoặc hơn 1 lớp màng
Nguyên nhân: – Xử lý bề mặt không tốt, còn bụi bám hay các chất làm giảm độ bám dính như dầu, mỡ, sáp...
- Thi công không đúng hệ thống, không sử dụng sơn lót...
- Do màng sơn đã bị phồng rộp hoặc phấn hóa.
- Dùng lớp sơn hệ dung môi mạnh hơn hệ dung môi của lớp sơn trước.
- Thi công dưới điều kiện sự tạo màng bị cản trở như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc có nhiều gió
làm cho màng sơn bay hơi quá nhanh.
g. Màng sơn bị nứt nẻ:
Hiện tượng: Sau khi khô, màng sơn xuất hiện những vết rạn, vết nứt.
Nguyên nhân: – Sử dụng loại sơn rẻ tiền, chất lượng quá thấp.
- Pha quá loãng hoặc lăn sơn quá mỏng.
- Dùng hai lớp sơn có độ co dãn khác nhau.
- Sử dụng lớp mastic không đạt chất lượng, dễ bị răn, nứt.
- Kết cấu vật cần sơn yếu. Ví dụ như móng bị lún, tường bị xé.
h)  Màng sơn bị rêu, mốc:
Hiện tượng: Sau khi khô, trên màng sơn những đốm, vệt mốc đem, xanh...
Nguyên nhân: – Do bề mặt cần sơn bị ẩm.
- Sơn lớp sơn lên bề mặt đã bị mốc sẵn mà không qua xử lý.
- Sơn lớp sơn quá mỏng hoặc chỉ sơn 1 lớp, không đủ lượng chất chống mốc cần thiết
- Dùng sơn nội thất đem sơn ngoại thất.
i)  Màng sơn bị mất màu:
Hiện tượng: Sau khi khô một thời gian,màng sơn bị nhạt màu hoặc mất hẳn màu.
Nguyên nhân: – Màng sơn bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại và nhiệt độ cao.
- Dùng sơn nội thất đem sơn cho ngoại thất.
- Bị cháy do kiềm hóa: do không dùng lớp sơn lót chống kiềm.
- Nhà sản xuất dùng màu không phù hợp mục đích sử dụng.
k)  Màng sơn bị cháy kiềm (kiềm hóa):
Hiện tượng: Màng sơn bị mất màu, có những đốm loang.
Nguyên nhân: – Do độ kiềm của hồ, vữa quá cao tấn công vào lớp màng sơn, làm suy yếu chất kết dính, dẫn đến mất màu và xuống cấp toàn bộ màng sơn.
- Do lớp hồ vữa quá tươi hoặc lớp mastic có độ kiềm cao.
- Không dùng lớp sơn lót chống kiềm.
l)  Màng sơn bị muối hóa:
Hiện tượng: Bề mặt màng sơn có một lớp chất trắng như muối, thường gặp nhất là sơn màu đậm.
Nguyên nhân: – Do thi công trên bề mặt tường mới và ẩm.
- Sự hình thành muối canxi CaCO3 do ẩm và mưa đọng lại trên bề mặt màng sơn.
m) Màng sơn bị xà phòng hóa:
Hiện tượng: Bề mặt màng sơn bị nhớt và biến màu, thường xảy ra ở sơn dung môi.
Nguyên nhân: – Do hồ vữa mới có độ kiềm cao phản ứng với sơn
- Do xà phòng hoặc kiềm đọng lại trên màng sơn một thời gian dài.
n) Màng sơn bị lệch màu:
Hiện tượng: Khi dặm vá bị lệch màu
Nguyên nhân: – Do sử dụng sơn khác màu để dặm vá.
- Lớp lót không đều hoặc không lót, nên khi dặm vá giống như sơn lớp thứ hai lên lớp thứ nhất.
- Sử dụng dụng cụ thi công khác nhau để dặm vá.
- Nhiệt độ khi dặm vá khác với khi sơn các lớp sơn trước
- Người thi công có tay nghề kém.
- Nhà sản xuất kiểm soát màu không kỹ.
o) Màng sơn có độ phủ kém:
Hiện tượng: Bề mặt màng sơn không che phủ hết lớp nền.
Nguyên nhân: – Pha sơn quá loãng.
- Sử dụng loại sơn rẻ tiền.
- Gia công không đúng theo quy trình.
- Tay nghề thi công thấp, lăn không đều.
p)  Màng sơn bị chảy:
Hiện tượng: Bề mặt màng sơn không bằng phẳng.
Nguyên nhân: – Do vệ sinh bề mặt cần sơn không kỹ, còn sót lại nhiều bụi của lớp mastic.
- Pha sơn quá loãng.
- Tay nghề thi công kém.
Việc chuẩn bị một bề mặt tường hoàn hảo trước khi sơn là rất quan trọng, quyết định đến sự bền chắc của sơn tường. Hãy kiểm tra bề mặt tường cẩn thận để phòng tránh các khiếm khuyết thường gặp và áp dụng những giải pháp khắc phục theo hướng dẫn sau:
q) Độ lấp nền kém
Độ lấp nền (che phủ) kém:
- Sơn chưa đủ lớp hoặc sơn quá mỏng
- Màu sắc lớp nền sơn và màu sơn mới quá khác nhau.

Giải pháp:
- Pha sơn theo đúng hướng dẫn trên vỏ thùng
- Khuấy kỹ trước khi sử dụng
- Sơn thêm 1 hoặc 1 vài lớp nữa
s) Bong tróc:
- Bề mặt lớp sơn có nhiều bột, bụi hoặc tạp chất khác làm giảm độ bám dính của sơn.
- Lớp sơn sau không tương thích với lớp sơn cũ. Nước ngấm dần dẫn tới bong tróc.
Giải pháp:
- Vệ sinh kỹ bề mặt để loại bỏ toàn bộ bột bụi
- Ngăn ngừa mọi nguồn nước ngấm, rò rỉ
- Sử dụng sơn lót phù hợp, sơn lại bằng sơn phủ phù hợp
t) Phấn hóa (bột hóa):
- Sơn trong nhà được đem sử dụng ngoài trời
- Màu sơn bị lão hóa, sơn bị kiềm hóa (xuất hiện lớp muối phía trên)
- Không sử dụng hoặc sử dụng sơn lót không đúng

Giải pháp:
- Rửa sạch lớp bột phấn
- Sử dụng sơn lót phù hợp.
u) Nấm mốc:
- Bề mặt cần sơn ở trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bề mặt được sơn khi hơi ẩm bên trong còn nhiều
- Do hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt
Giải pháp:
- Dùng Sơn để diệt nấm mốc. Chờ sau 1-2 ngày
- Rửa sạch và sơn lại 1 lớp sơn
- Sử dụng sơn phải có khả năng chống nấm mốc cao
v) Thấm nước:
- Do đường nước bị nứt/vỡ, do ống nối bị rò…hoặc bề mặt tường có độ ẩm quá cao
- Do hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt hoặc do những lỗi khác trong quá trình xây dựng
(nứt tường, ngấm ẩm từ nền móng hoặc bể nước…) là nguyên nhân gây ra nhiều sự cố: bong tróc, nấm mốc, loang ố…

Giải pháp:
- Bề mặt để sơn cần được bảo đảm thật khô ráo.
-Cần loại trừ mọi nguồn gây ẩm, nên sử dụng chống thấm trộn ximăng
- Khi bề mặt đã khô hoàn toàn thì dùng thêm 1 lớp sơn – sơn lót trong nhà hoặc ngoài nhà càng tốt

x) Vết cọ: 
- Sơn lớp sau khi lớp đầu chưa khô hoàn toàn
- Sơn quá đặc ( độ nhớt quá cao) nên khó thi công

Giải pháp:
- Cho lớp sơn đầu khô hoàn toàn mới sơn lớp sau
- Sơn nhẹ tay, liên tục theo cùng 1 hướng
- Pha loãng sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

y) Nhăn màng sơn: 
- Màng sơn quá dày
- Sơn trên bề mặt khi nhiệt độ quá cao
- Sơn lớp sau khi lớp đầu chưa khô hoàn toàn

Giải pháp:
- Xả bỏ hoàn toàn màng sơn bị hỏng
- Sơn nhiều lớp mỏng thay vì sơn 1 lớp dày
- Chỉ sơn lớp sau khi lớp đầu đã khô hoàn toàn.
4.2. Những lỗi kỹ thuật thường xảy ra đối với lớp mastic: 
a)  Lớp mastic bị bụi phấn 
Nguyên nhân:
+ Do bề mặt áp dụng bị quá khô, nước trong hỗn hợp nhão đã bị hút hết vào bề mặt, do đó quá trình ninh kết (chín) của hỗn hợp không xảy ra nên lớp mastic biến thành bụi phấn.
+ Có thể khi pha trộn đã dùng lượng nước quá thấp cộng với việc trộn không đều cũng gây ra hiện tượng trên
+ Cũng có thể khi pha trộn xong đã thi công ngay, không chờ cho hóa chất phát huy tác dụng
Khắc phục: Buộc phải cạo bỏ hết lớp mastic này, làm sạch bụi bám bằng nước và chổi cỏ.
Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, nếu bề mặt khô quá thì nên làm ẩm. Lượng nước pha trộn cần theo đúng tỷ lệ là:
nước 1: bột 3 (trong khoảng 16 – 18 lít nước sạch cho 1 bao 40 kg). Trộn cho thật kỹ và chờ ít nhất là từ 7 đến 10 phút cho hóa chất phát huy tác dụng, sau đó khuấy lại một lần nữa rồi mới bắt đầu thi công
b) Lớp mastic bị nứt chân chim 
Nguyên nhân: Do lớp mastic này đã được trét quá dày, vượt quá độ dày cho phép là 3 mm
Khắc phục: Cạo bỏ hết những chỗ nứt chân chim. Nếu bề mặt vùng đó mà lõm sâu quá, thì nên dùng vữa ximăng bồi thêm cho tương đối phẳng, rồi trét lớp mastic mới.


----------------------------o0o------------------------------
Chi tiết xin liên Hệ
Nhà cung ứng: UPSvietnam
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0945.872.668 hoặc 0967.36.37.99
Mail: phucvumientrung@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!